9 mẫu bàn thờ treo tường đẹp, chuẩn phong thuỷ - Bàn thờ treo tường giá tốt nhất Hà Nội

Bạn đang tìm mẫu bàn thờ treo tường đẹp, vừa hợp phong thủy, vừa tiết kiệm không gian? Bạn cũng đang băn khoăn chọn nơi bán bàn thờ treo đẹp nhất Hà Nội? Trong bài viết này, Gỗ Việt sẽ giới thiệu 9 mẫu bàn thờ treo tường đẹp, chất lượng, giá tốt, phù hợp với mọi không gian sống hiện đại.
1. Bàn Thờ Treo Tường Chân Thọ Gỗ Sồi Màu Vàng Sáng GV-TR011
-
Chất liệu: Gỗ sồi nhập khẩu, vân gỗ đẹp.
-
Kích thước : 48x81cm
-
Ưu điểm: Bền, màu sáng dễ kết hợp nội thất.
-
Giá tham khảo: Từ 1.290.000đ.
- Xem tại đây
Mẫu Bàn Thờ Treo Tường Chân Thọ Gỗ Sồi Màu Vàng Sáng GV-TR011
2. Bàn Thờ Treo Tường Chân Thọ Gỗ Gõ Đỏ GV-TR001
-
Chất liệu: Gỗ gõ đỏ
-
Kích thước : 48x81cm
-
Ưu điểm: Bền chắc, vân đẹp sang trọng, mang ý nghĩa phong thủy
-
Giá tham khảo: Từ 2.090.000đ.
- Xem tại đây
Mẫu Bàn Thờ Treo Tường Chân Thọ Gỗ Gõ Đỏ GV-TR001
3. Bàn Thờ Treo Tường Chân Thọ Hương Đá GV-TR002
-
Chất liệu: Gỗ hương đá
-
Kích thước : 48x81cm
-
Ưu điểm: độ bền cao, vân gỗ đẹp, mùi thơm nhẹ, ít cong vênh.
-
Giá tham khảo: Từ 1.600.000
- Xem tại đây
Mẫu Bàn Thờ Treo Tường Chân Thọ Hương Đá GV-TR002
4. Bàn Thờ Treo Tường Chân Thọ Gỗ Cẩm GV-TR003
-
Chất liệu: Gỗ cẩm
-
Kích thước : 48x81cm
-
Ưu điểm: độ bền cực cao, vân gỗ sắc nét, mùi thơm nhẹ và giá trị phong thủy.
-
Giá tham khảo: Từ 1.550.000đ.
- Xem tại đây
Mẫu Bàn Thờ Treo Tường Chân Thọ Gỗ Cẩm GV-TR003
5. Bàn Thờ Treo Tường Gỗ Sồi Tiến Bảo Dát Vàng GV-TR009
-
Chất liệu: Gỗ sồi nhập khẩu, vân gỗ đẹp.
-
Kích thước : 48x81cm
-
Ưu điểm: Bền, màu sáng dễ kết hợp nội thất.
-
Giá tham khảo: Từ 1.800.000đ.
- Xem tại đây
Mẫu Bàn Thờ Treo Tường Gỗ Sồi Tiến Bảo Dát Vàng GV-TR009
6. Bàn Thờ Treo Tường Chân Thọ Gỗ Sồi Màu Óc Chó GV-TR012
-
Chất liệu: Gỗ sồi nhập khẩu, vân gỗ đẹp.
-
Kích thước : 48x81cm
-
Ưu điểm: Bền, màu óc chó dễ kết hợp nội thất.
-
Giá tham khảo: Từ 1.290.000đ.
- Xem tại đây
Mẫu Bàn Thờ Treo Tường Chân Thọ Gỗ Sồi Màu Óc Chó GV-TR012
7. Bàn Thờ Treo Tường Gỗ Sồi Nghênh Phúc GV-TR006
-
Chất liệu: Gỗ sồi nhập khẩu, vân gỗ đẹp.
-
Kích thước : 48x81cm
-
Ưu điểm: Bền, màu sáng dễ kết hợp nội thất.
-
Giá tham khảo: Từ 1.650.000đ.
- Xem tại đây
Mẫu Bàn Thờ Treo Tường Gỗ Sồi Nghênh Phúc GV-TR006
8. Bàn Thờ Treo Tường Gỗ Sồi Thuận Khoa GV-TR008
-
Chất liệu: Gỗ sồi nhập khẩu, vân gỗ đẹp.
-
Kích thước : 48x81cm
-
Ưu điểm: Bền, màu sáng dễ kết hợp nội thất.
-
Giá tham khảo: Từ 1.650.000đ.
- Xem tại đây
Mẫu Bàn Thờ Treo Tường Gỗ Sồi Thuận Khoa GV-TR008
9. Bàn Thờ Treo Tường Gỗ Hương Tài Vượng GV-TR005
-
Chất liệu: Gỗ hương nhập khẩu, vân gỗ đẹp.
-
Kích thước : 48x81cm
-
Ưu điểm: Bền, màu sáng dễ kết hợp nội thất.
-
Giá tham khảo: Từ 1.690.000đ.
- Xem tại đây
Mẫu Bàn Thờ Treo Tường Gỗ Hương Tài Vượng GV-TR005

9 mẫu bàn thờ treo tường đẹp, chuẩn phong thuỷ - Bàn thờ treo tường giá tốt nhất Hà Nội
Bạn đang tìm mẫu bàn thờ treo tường đẹp, vừa hợp phong thủy, vừa tiết kiệm không gian? Bạn cũng đang băn khoăn chọn nơi bán bàn thờ treo đẹp nhất Hà Nội? Trong bài viết này, Gỗ Việt sẽ giới thiệu 9 mẫu bàn thờ treo tường đẹp, chất lượng, giá tốt, phù hợp với mọi không gian sống hiện đại. 1. Bàn Thờ Treo Tường Chân Thọ Gỗ Sồi Màu Vàng Sáng GV-TR011 Chất liệu: Gỗ sồi nhập khẩu, vân gỗ đẹp. Kích thước : 48x81cm Ưu điểm: Bền, màu sáng dễ kết hợp nội thất. Giá tham khảo: Từ 1.290.000đ. Xem tại đây Mẫu Bàn Thờ Treo Tường Chân Thọ Gỗ Sồi Màu Vàng Sáng GV-TR011 2. Bàn Thờ Treo Tường Chân Thọ Gỗ Gõ Đỏ GV-TR001 Chất liệu: Gỗ gõ đỏ Kích thước : 48x81cm Ưu điểm: Bền chắc, vân đẹp sang trọng, mang ý nghĩa phong thủy Giá tham khảo: Từ 2.090.000đ. Xem tại đây Mẫu Bàn Thờ Treo Tường Chân Thọ Gỗ Gõ Đỏ GV-TR001 3. Bàn Thờ Treo Tường Chân Thọ Hương Đá GV-TR002 Chất liệu: Gỗ hương đá Kích thước : 48x81cm Ưu điểm: độ bền cao, vân gỗ đẹp, mùi thơm nhẹ, ít cong vênh. Giá tham khảo: Từ 1.600.000 Xem tại đây Mẫu Bàn Thờ Treo Tường Chân Thọ Hương Đá GV-TR002 4. Bàn Thờ Treo Tường Chân Thọ Gỗ Cẩm GV-TR003 Chất liệu: Gỗ cẩm Kích thước : 48x81cm Ưu điểm: độ bền cực cao, vân gỗ sắc nét, mùi thơm nhẹ và giá trị phong thủy. Giá tham khảo: Từ 1.550.000đ. Xem tại đây Mẫu Bàn Thờ Treo Tường Chân Thọ Gỗ Cẩm GV-TR003 5. Bàn Thờ Treo Tường Gỗ Sồi Tiến Bảo Dát Vàng GV-TR009 Chất liệu: Gỗ sồi nhập khẩu, vân gỗ đẹp. Kích thước : 48x81cm Ưu điểm: Bền, màu sáng dễ kết hợp nội thất. Giá tham khảo: Từ 1.800.000đ. Xem tại đây Mẫu Bàn Thờ Treo Tường Gỗ Sồi Tiến Bảo Dát Vàng GV-TR009 6. Bàn Thờ Treo Tường Chân Thọ Gỗ Sồi Màu Óc Chó GV-TR012 Chất liệu: Gỗ sồi nhập khẩu, vân gỗ đẹp. Kích thước : 48x81cm Ưu điểm: Bền, màu óc chó dễ kết hợp nội thất. Giá tham khảo: Từ 1.290.000đ. Xem tại đây Mẫu Bàn Thờ Treo Tường Chân Thọ Gỗ Sồi Màu Óc Chó GV-TR012 7. Bàn Thờ Treo Tường Gỗ Sồi Nghênh Phúc GV-TR006 Chất liệu: Gỗ sồi nhập khẩu, vân gỗ đẹp. Kích thước : 48x81cm Ưu điểm: Bền, màu sáng dễ kết hợp nội thất. Giá tham khảo: Từ 1.650.000đ. Xem tại đây Mẫu Bàn Thờ Treo Tường Gỗ Sồi Nghênh Phúc GV-TR006 8. Bàn Thờ Treo Tường Gỗ Sồi Thuận Khoa GV-TR008 Chất liệu: Gỗ sồi nhập khẩu, vân gỗ đẹp. Kích thước : 48x81cm Ưu điểm: Bền, màu sáng dễ kết hợp nội thất. Giá tham khảo: Từ 1.650.000đ. Xem tại đây Mẫu Bàn Thờ Treo Tường Gỗ Sồi Thuận Khoa GV-TR008 9. Bàn Thờ Treo Tường Gỗ Hương Tài Vượng GV-TR005 Chất liệu: Gỗ hương nhập khẩu, vân gỗ đẹp. Kích thước : 48x81cm Ưu điểm: Bền, màu sáng dễ kết hợp nội thất. Giá tham khảo: Từ 1.690.000đ. Xem tại đây Mẫu Bàn Thờ Treo Tường Gỗ Hương Tài Vượng GV-TR005
19/05/2025
Đọc thêm »
Tìm hiểu về cây gỗ Sồi, Gỗ Sồi làm bàn thờ có tốt không?
1. Giới thiệu về cây gỗ SỒi? Cây gỗ sồi có tên quốc tế là Oak, sử dụng để gọi chung cho khoảng 400 loài cây thuộc chi Quecus phân bố chủ yếu ở Châu Âu và Bắc Mỹ. Sồi là loại gỗ cứng được trồng nhiều ở các cánh rừng có khí hậu ôn đới. Đặc tính sinh trưởng: Về điều kiện tự nhiên, cây gỗ sồi có thể sống ở các vùng đất khô, đất cát, sỏi đá,... nơi có lớp đất thịt mỏng. Đồng thời cây gỗ sồi vẫn sinh trưởng bình được trong nhiều kiểu khí hậu kể cả khi trên mặt đất có phủ một lớp băng tuyết dày. Nhiệt độ cây có thể phát triển bình thường là từ 7 độ c cho đến 21 độ c, nhiệt độ tốt, phù hợp nhất là 13 độ C. Tuy nhiên, cây gỗ sồi không phù hợp trồng tại các vùng đất trũng thấp, không thoáng nước. Đặc điểm hình thái - Thân gỗ sồi thường cao từ 19.5 - 25,5m và chỉ đủ tiêu chuẩn khai thác khi tuổi thọ cây đạt trên 80 năm. - Lá sồi mọc vòng có chia thùy, khía răng, hoặc toàn bộ mép. Lá và hoa xuất hiện vào mùa xuân. - Các hoa đực mọc thành hình bầu dục, đuôi sóc màu vàng, xuất hiện cùng hoặc sau các lá. Hoa cái xuất hiện trên cùng một cây, đơn độc hoặc thành chùm từ hai đến nhiều hoa; mỗi bông hoa có một lớp vảy xếp chồng lên nhau, lớn dần lên để giữ quả sồi. Quả dồi dạng quả kiển, được gọi là quả đấu, mỗi quả chứa một hạt và mất khoảng 6 - 18 tháng để chín. 2. GỖ SỒI THUỘC NHÓM MẤY? Theo phân loại nhóm gỗ theo tiêu chuẩn Việt Nam, Gỗ sồi thuộc nhóm VII (nhóm các cây gỗ có thớ mịn, tương đối bền và dễ dàng gia công), cùng nhóm với các cây gỗ như cao su, keo, trám, me, xoan tây,... Với trọng lượng nhẹ, và khả năng thi công, chế tác dễ dàng, gỗ sồi có khả năng tạo ra đa dạng thiết kế với giá trị thẩm mỹ cao. 3. GỖ SỒI CÓ MẤY LOẠI? PHÂN BIỆT CÁC LOẠI Xét về nguồn gốc, gỗ sồi được chia thành gỗ sồi Mỹ, sồi Nga, sồi Anh,... Tuy nhiên, phổ biến nhất, gỗ sồi được phân loại dựa theo chất lượng: Gỗ sồi trắng (White Oak) và gỗ sồi đỏ (Red Oak). Mỗi loại gỗ lại có những ưu điểm và đặc tính riêng biệt, nổi bật. Cùng An Hưng tìm hiểm đặc điểm từng loại và cách phân biệt ra sao nhé Gỗ sồi trắng có trọng lượng trung bình 769 kg / m3, độ cứng 6049N. Đặc điểm nhận biết loại gỗ này là dát gỗ màu nhạt, sáng, tâm gỗ từ nâu nhạt đến nâu đậm. Do chứa nhiều tanin nên gỗ sồi trắng có khả năng chống mối mọt cực tốt. Vân gỗ sồi trắng đa dạng, mịn màng. Tia gỗ dài và có nhiều hình đốm. Mặt gỗ cũng được phân loại từ trung bình đến thô. Nhờ khả năng chống thấm tốt, gỗ sồi trắng thường được sử dụng để đóng thuyền và dùng cho các ngoại thất ngoài trời, chẳng hạn như sàn, ván, cửa gỗ, cầu thang... Gỗ sồi trắng có kết cấu vừng chắc, hệ vân thẳng sắc nét, chop vân cao nhọn như ngọn núi, biên độ vân hẹp hơn sồi đỏ, tạo nên những sản phẩm có nét đặc trưng riêng. Ngoài ra, gỗ sồi trắng rất bám keo, dễ dàng tạo ra những nội thất chất lượng. Việc vệ sinh, lau chùi nội thất gỗ sồi cũng rất thuận tiện và nhanh chóng. Gỗ sồi đỏ có trọng lượng trung bình 753 kg / m3 và độ cứng 6583N. Gỗ màu trắng đến nâu nhạt và có tâm gỗ màu nâu đỏ.Tia gỗ nhỏ, thớ gỗ thẳng, ít đốm nổi bật. Có các vân nhỏ sậm xen giữa những thớ gỗ sáng màu. Đặc tính của gỗ sồi đỏ là cứng và nặng, chịu nén cao và có thể uốn cong bằng hơi nước một cách dễ dàng. Độ cứng của gỗ sồi đỏ cũng rất cao nên cầm trên tay chắc chắn và cực kỳ nặng tay. Gỗ sồi đỏ là loại cây lớn nhất, phát triển nhiều trong các cánh rừng gỗ cứng miền Đông, sồi đỏ có 8 loại được thương mại hóa, được phân bố rộng khắp miền Đông nước Mỹ. Mỗi loại sồi đỏ đều có những đặc điểm vật lý khác nhau, nhưng đều có khả năng tạo hình uốn lượn. gỗ sồi đỏ phổ biến nhất với màu phớt hồng, với trọng lượng riêng nhẹ hơn so với gỗ sồi trắng, gỗ sồi trắng có tom gỗ và vân gỗ thưa và rộng hơn khá giống gỗ Beech (gỗ dẻ gai). Gỗ sồi đỏ có thể sơn màu và đánh...
15/04/2025
Đọc thêm »
Tại Sao Bàn Thờ Bị Mọt? Cách Xử Lý Hiệu Quả Bạn Nên Biết
Bàn Thờ Bị Mọt Có Sao Không? Xử Lý Như Thế Nào? Bàn thờ là nơi linh thiêng trong mỗi gia đình, là nơi thờ cúng tổ tiên, thần linh. Việc bàn thờ bị mọt không chỉ ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ mà còn tiềm ẩn nhiều lo ngại về mặt tâm linh. Vậy bàn thờ bị mọt có sao không? Làm sao để xử lý tình trạng này? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp những thắc mắc này. Bàn thờ bị mọt có sao không? Theo quan niệm dân gian, bàn thờ bị mọt được xem là điềm báo không tốt, cho thấy gia đình đang gặp vận xui, có thể gặp khó khăn về tài chính, sức khỏe hoặc các vấn đề khác trong cuộc sống. Mọt phá hoại bàn thờ cũng được cho là sự xáo trộn trong không gian tâm linh, làm ảnh hưởng đến sự bình an của gia chủ. Tuy nhiên, xét về mặt khoa học, bàn thờ bị mọt chỉ đơn giản là do gỗ bị hư hại bởi mối mọt. Điều này thường do điều kiện thời tiết, độ ẩm không khí, hoặc chất lượng gỗ không đảm bảo. Vì vậy, không nên quá lo lắng, mà hãy tìm cách khắc phục kịp thời. Nguyên nhân bàn thờ bị mọt Có nhiều nguyên nhân dẫn đến bàn thờ bị mọt, bao gồm: Chất lượng gỗ kém: Gỗ không được xử lý kỹ hoặc có chất lượng kém dễ bị mối mọt tấn công. Độ ẩm cao: Môi trường ẩm ướt là điều kiện lý tưởng cho mối mọt phát triển. Vệ sinh kém: Bàn thờ không được lau chùi, vệ sinh thường xuyên tạo điều kiện cho mối mọt sinh sôi. Thời gian sử dụng lâu: Sau một thời gian dài sử dụng, bàn thờ dễ bị xuống cấp và bị mối mọt tấn công. Cách xử lý khi bàn thờ bị mọt Khi phát hiện bàn thờ bị mọt, bạn cần xử lý kịp thời để tránh tình trạng hư hỏng nặng hơn. Dưới đây là một số cách xử lý: 1. Vệ sinh bàn thờ Trước tiên, hãy lau chùi bàn thờ sạch sẽ bằng khăn mềm và nước ấm. Bạn có thể sử dụng dung dịch vệ sinh chuyên dụng để loại bỏ bụi bẩn và vi khuẩn. 2. Khắc phục vết mọt Tùy thuộc vào mức độ hư hỏng, bạn có thể áp dụng các phương pháp sau: Vết mọt nhỏ: Sử dụng giấy nhám mịn để làm sạch các vết mọt nhỏ, sau đó bả matit và sơn lại. Vết mọt lớn: Nếu vết mọt quá lớn, bạn cần thay thế phần gỗ bị hư hỏng. Tốt nhất nên nhờ thợ mộc có kinh nghiệm để đảm bảo tính thẩm mỹ và độ bền của bàn thờ. 3. Phòng chống mối mọt Sau khi khắc phục vết mọt, bạn cần thực hiện các biện pháp phòng chống mối mọt để bàn thờ được bền lâu hơn: Sử dụng thuốc trừ mối mọt: Sử dụng thuốc trừ mối mọt chuyên dụng để diệt trừ mối mọt và ngăn ngừa chúng quay trở lại. Giữ gìn vệ sinh: Thường xuyên lau chùi bàn thờ để giữ cho bàn thờ luôn sạch sẽ và khô ráo. Điều chỉnh độ ẩm: Giữ cho không gian thờ cúng khô ráo, thoáng mát, tránh ẩm thấp. Hóa giải vận xui do bàn thờ bị mọt Nếu bạn vẫn lo lắng về mặt tâm linh, bạn có thể thực hiện một số nghi lễ để hóa giải vận xui: Làm lễ cúng: Thắp hương và khấn vái thần linh, tổ tiên để cầu mong bình an và may mắn. Thay mới bàn thờ: Nếu bàn thờ bị hư hỏng nặng, tốt nhất nên thay mới để đảm bảo sự tôn nghiêm và trang trọng của không gian thờ cúng. Lưu ý: Việc thay thế bàn thờ nên được thực hiện đúng cách theo phong thủy để đảm bảo không ảnh hưởng đến vận khí của gia đình. Kết luận Bàn thờ bị mọt không chỉ ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ mà còn liên quan đến tâm linh. Tuy nhiên, việc xử lý bàn thờ bị mọt không quá khó khăn. Hãy áp dụng những biện pháp trên để khắc phục và phòng chống mối mọt, đồng thời giữ gìn sự tôn nghiêm của không gian thờ cúng trong gia đình.
10/04/2025
Đọc thêm »
Khám Phá Thước Lỗ Ban: Ứng Dụng Vào Bài Trí Bàn Thờ Để Tăng Cường Phong Thủy
Thước Lỗ Ban là gì? Ý nghĩa ra sao? Thước Lỗ Ban là công cụ đo lường phong thủy được phát minh bởi Lỗ Ban, một bậc thầy nghề mộc nổi tiếng ở Trung Quốc cổ đại. Thước này được sử dụng để đo đạc trong xây dựng nhà cửa (Dương Trạch), mộ phần (Âm Trạch) và các công trình thông thủy. Điểm đặc biệt của thước Lỗ Ban là không chỉ chia kích thước thông thường, mà còn chia các cung phong thủy tốt – xấu. Điều này giúp người sử dụng chọn được kích thước phù hợp với mong muốn về tài lộc, sức khỏe, tránh vận rủi và tai họa. Có 3 loại thước Lỗ Ban, mỗi loại có mục đích sử dụng riêng: Thước Lỗ Ban 42,9cm (Dương Trạch): Dùng để đo đồ đạc nội thất (khối đặc) như giường, tủ, bàn ghế, bếp, cầu thang… Thước Lỗ Ban 52,2cm (Thông Thủy): Dùng để đo các khoảng trống như cửa (cửa chính, cửa sổ…), giếng trời, chiều cao tầng nhà… Thước Lỗ Ban 38,8cm (Âm Trạch): Dùng để đo các đồ vật liên quan đến tâm linh hoặc yếu tố âm như mộ phần, bàn thờ, tủ thờ… Thước Lỗ Ban chia các cung phong thủy thành tốt và xấu, mỗi cung đều mang ý nghĩa riêng: Cung Đinh: Chủ về may mắn, phúc lành. Cung Hại: Chủ về tai họa, nhất là do lời nói. Cung Vượng: Chủ về đức từ trời, sự hưng thịnh. Cung Khổ: Chủ về mất mát, đau buồn. Cung Nghĩa: Chủ về cát lành, nhân nghĩa. Cung Quan: Chủ về giàu có, quyền lực. Cung Tử: Chủ về xa quê, ly tán. Cung Hưng: Chủ về đỗ đạt, thành công. Cung Thất: Chủ về cô đơn, lẻ loi. Cung Tài: Chủ về tài lộc, phúc đức. Ngoài thước Lỗ Ban, trong lịch sử còn có các loại thước phong thủy khác như thước Đinh Lan, thước Áp Bạch… Tuy nhiên, thước Lỗ Ban vẫn được sử dụng phổ biến nhất trong đời sống hiện đại. Kích thước và các yếu tố ảnh hưởng đến phong thủy bàn thờ Bàn thờ là không gian linh thiêng, đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ phúc khí và vận mệnh của gia đình. Vì vậy, việc thiết kế và bố trí bàn thờ đúng chuẩn phong thủy là yếu tố cần thiết để duy trì sự an yên và hạnh phúc cho gia chủ. 1. Tầm quan trọng của kích thước phong thủy chuẩn Tôn nghiêm và kính trọng: Kích thước chuẩn tạo nên không gian thờ cúng trang nghiêm, giúp lời cầu nguyện của gia đình được tổ tiên và thần linh chứng giám. Mang lại phúc khí: Bàn thờ đúng chuẩn phong thủy giúp gia đình hòa thuận, mạnh khỏe, tài lộc vượng phát, sự nghiệp ngày càng thăng hoa. Tránh vận hạn: Ngược lại, bàn thờ sai kích thước dễ rơi vào cung xấu, dẫn đến gia đạo bất ổn, tài lộc hao hụt, sức khỏe suy giảm, thậm chí ảnh hưởng nghiêm trọng đến vận mệnh. 2. Chọn kích thước bàn thờ chuẩn phong thủy Như đã nói ở trên, khi thiết kế hoặc chọn mua bàn thờ, kích thước thường áp dụng theo thước Lỗ Ban 38,8cm (còn gọi là thước Lỗ Ban 39). Đây là thước chuyên dụng cho các vật phẩm tâm linh, giúp đảm bảo sự hài hòa và vận khí tốt cho gia đình. Chọn kích thước bàn thờ đúng chuẩn chiều rộng x chiều sâu x chiều cao không chỉ đảm bảo tính thẩm mỹ mà còn giúp rước phúc khí vào nhà, tránh tai họa. 3. Hướng đặt bàn thờ Hướng bàn thờ phải phù hợp với tuổi và mệnh của gia chủ để đạt được đại cát, đại lợi. Hướng đặt bàn thờ là hướng người đứng cầu khấn quay lưng lại. Các hướng tốt theo phong thủy: Sinh Khí (tốt nhất) Phúc Đức Thiên Y Phục Vị Các hướng xấu cần tránh: Tuyệt Mệnh (xấu nhất) Họa Hại Ngũ Quỷ Lục Sát Gia chủ thuộc Đông Tứ Mệnh (Đông, Đông Nam, Nam, Bắc) hay Tây Tứ Mệnh (Tây, Tây Bắc, Đông Bắc, Tây Nam) sẽ chọn hướng phù hợp tương ứng với mệnh của mình. 4. Vị trí đặt bàn thờ không phạm phong thủy Ngoài hướng, vị trí đặt bàn thờ cũng phải tránh những khu vực ảnh hưởng xấu đến phong thủy và năng lượng tâm linh. Những vị trí cần tránh: Cạnh lối đi: Mất đi sự tĩnh lặng, trang nghiêm. Đối diện nhà bếp: Gây hỏa sát, khiến gia đình bất hòa. Đối diện hoặc sát nhà vệ sinh: Phạm tối kỵ về tôn nghiêm, gây bất kính với tổ tiên và thần linh. Đối diện cửa chính hoặc cửa sổ: Mất cân bằng năng lượng âm – dương, ảnh hưởng đến vận khí gia đình. Dưới gầm cầu thang: Là nơi tối tăm, tụ khí, đại kỵ trong phong thủy. Sau bàn thờ là phòng ngủ: Gây tác động xấu đến đời sống vợ chồng.
28/03/2025
Đọc thêm »
Kích Thước Chuẩn Phong Thuỷ Cho Bàn Thờ
Bàn Thờ Phúc Trường An gửi đến bạn bài viết về Kích Thước Chuẩn Phong Thuỷ Cho Bàn Thờ Kích thước bàn thờ, tủ thờ hay sập thờ tuân thủ đúng phong thủy Lỗ Ban sẽ mang lại sinh khí, tài lộc cho gia chủ. Ngược lại, những sai lệch nhỏ trong lựa chọn kích cỡ thiết kế có thể ảnh hưởng xấu đến vận khí và sự bình an của cả nhà. Hãy cùng Bàn Thờ Phúc Trường An tìm hiểu những kích thước chuẩn cho từng loại bàn thờ, thông tin về thước Lỗ Ban và ý nghĩa của kích thước trong phong thủy bàn thờ, từ đó đưa ra lựa chọn phù hợp nhất cho gia đình mình. Những kích thước bàn thờ chuẩn phong thủy Lỗ Ban kèm mẫu Theo phong thủy và thước Lỗ Ban, các kích thước bàn thờ được xác định dựa trên các cung tốt trong thước Lỗ Ban 38.8cm (loại thước chuyên dùng đo nội thất và bàn thờ). Kích thước bàn thờ chuẩn Lỗ Ban là các loại tủ bàn thờ được thiết kế với chiều rộng, chiều sâu và chiều cao hài hòa, không chỉ phù hợp với không gian thờ cúng mà còn rơi vào các cung tốt theo quy định trên thước Lỗ Ban, mang lại phong thủy cát lợi cho gia đình. Các kích thước sau đây thường mang ý nghĩa tốt đẹp, phù hợp để sử dụng trong thiết kế bàn thờ Phật, tổ tiên, treo tường, nhị cấp, tam cấp… mà bạn có thể tham khảo: Những kích thước chuẩn phong thủy cho bàn thờ treo tường (chiều sâu x chiều rộng/chiều ngang): Kích thước 41cm x 61cm (Tài Vượng, Hoạch Tài) Kích thước 48cm x 69cm (Hỷ Sự, Hưng Vượng) Kích thước 48cm x 81cm (Hỷ Sự, Đăng Khoa) Kích thước 48cm x 88cm (Hỷ Sự, Tiến Bảo) Kích thước 48cm x 89cm (Hỷ Sự, Nạp Phúc) Kích thước 48cm x 107cm (Hỷ Sự, Thêm Đinh) Kích thước 49.5cm x 95cm (Nạp Phúc, Tài Vượng) Kích thước 56cm x 95cm (Tài Vượng) Kích thước 61cm x 107cm (Hoạch Tài, Thêm Đinh) Các mẫu Bàn Thờ Treo Phúc Trường An Kích thước tủ thờ gỗ, bàn thờ đứng, nhị cấp, tam cấp Mẫu kích thước bàn thờ được nhiều người quan tâm là bàn thờ gỗ, tủ thờ đứng… dùng để thờ thần linh và gia tiên. Chiều cao phổ biến cho các loại bàn thờ này là 127cm với các kích thước (chiều sâu x chiều rộng) nằm trong các cung tốt của thước Lỗ Ban như sau: Kích thước 61cm x 81cm (Hoạch Tài, Đăng Khoa) Kích thước 61cm x 107cm (Hoạch Tài, Thêm Đinh) Kích thước 61cm x 127cm (Hoạch Tài, Tiến Bảo) Kích thước 61cm x 153cm (Hoạch Tài, Lục Hợp) Kích thước 61cm x 176cm (Hoạch Tài, Tiến Bảo) Kích thước 67cm x 153cm (Quý Tử, Lục Hợp) Kích thước 67cm x 176cm (Quý Tử, Tiến Bảo) Kích thước 81cm x 195cm (Đăng Khoa, Cấp Đệ) Các mẫu Bàn Thờ Đứng Phúc Trường An Kích cỡ thiết kế bàn thờ nhị cấp Kích thước chiều rộng phổ biến là 157cm – 197cm – 217cm, chiều sâu 69cm – 87cm – 107cm và chiều cao thường là 127cm. Tủ thờ nhị cấp thường được kèm thêm một bàn cúng cơm với kích thước (chiều rộng x chiều sâu x chiều cao) thường là 107cm x 67cm x 47cm. Đối với gian thờ sử dụng sập thờ nhị cấp, kích thước (chiều rộng x chiều sâu x chiều cao) được bố trí như sau: Cấp thượng: 197cm (hoặc 217cm) x 81cm x 117cm (hoặc 127cm) Cấp hạ: 197cm (hoặc 217cm) x 46cm x 127cm (hoặc 147cm) Kích thước bố trí cho bàn thờ tam cấp Cấp thượng: chiều cao 20cm (hoặc 30cm) x chiều sâu 38cm (hoặc 45cm, 50cm) Cấp trung: chiều cao 20cm (hoặc 30cm) x chiều sâu 30mm (hoặc 38cm) Cấp hạ: chiều sâu 147cm (hoặc 157cm) Kích thước cho bàn thờ thần tài thổ địa đẹp Kích thước bàn thờ các vị thần tài thổ địa thường nhỏ hơn so với các loại bàn thờ đứng và thường được sát mặt đất với mong muốn việc làm ăn được thuận lợi và phát triển. Những kích thước bàn thờ ông địa thần tài (chiều rộng x chiều sâu x chiều cao) phổ biến nhất gồm: Kích thước 48cm x 48cm x 68cm (Hỷ Sự, Thêm Đinh) Kích thước 61cm x 61cm x 88cm (Hoạch Tài, Tiến Bảo) Kích thước 68cm x 68cm x 108cm (Thêm Đinh, Hưng Vượng) Kích thước 81cm x 81cm x 108cm (Đăng Khoa, Hưng Vượng) Các mẫu Bàn Thờ Thần Tài Phúc Trường An Kích thước bàn thờ Phật và gia tiên Kích thước bàn thờ Phật và bàn thờ gia tiên thường được chọn theo các cung phong thủy tốt như Đại cát, Quý tử, Phú quý, Tiến bảo… đảm bảo sự hài hòa với không gian thờ cúng. Quý gia chủ có thể lựa chọn những kích thước tủ bàn thờ...
28/03/2025
Đọc thêm »
7+ loại hoa cúng bàn thờ gia tiên mang may mắn, tài lộc cho gia chủ.
Trên bàn thờ gia tiên vào mỗi ngày rằm, lễ Tết, bên cạnh mâm cỗ, chén trà, những bình hoa thơm gần như không thể thiếu. Dâng hoa cúng có nhiều ý nghĩa thiêng liêng đặc biệt, bày tỏ được lòng thành của con cháu đối với các bậc Thần Linh và ông bà Tổ Tiên. Tuy nhiên, không phải loại hoa nào cũng được sử dụng để bày biện và cúng báo trên bàn thờ Gia Tiên. 1. Ý nghĩa của việc dâng hoa cúng Dâng hoa cúng có ý nghĩa dâng những điều thiện lành, tốt đẹp đã làm được trong cuộc sống, như là những đóa hoa tươi thắm, thơm tho dâng cúng chư Phật, thánh, gia tiên, là hành động thành kính, bày tỏ tâm biết ơn dù giá trị vật chất không nhiều. Lưu ý: Không nên cúng trên bàn thờ những loại hoa nhựa, hoa giả. Cúng hoa là thể hiện cho việc tu nhân. tích đức cũng như bày tỏ lòng thành kính với ông bà tổ tiên đã có công sinh thành nuôi dưỡng. Nếu cúng hoa đẹp sẽ hái được quả ngon, mỗi khi thấy hoa là nhớ đến việc tu nhân thiện để tương lai mới nhận được quả báo thiện. Giúp chúng ta tu nhân tích đức cho con cháu đời sau. Dâng hoa cúng có ý nghĩa dâng những điều thiện lành, tốt đẹp đã làm được trong cuộc sống. Hoa dâng cúng nên chọn hoa thơm, tên đẹp, tính chất hoa đẹp, Và đặc biệt là phù hợp với văn hoa tâm tinh thờ tự của người việt. 2. Top 7 loại hoa cúng bàn thờ gia tiên Có thể nói, mỗi loài hoa đều có những đặc trưng và ý nghĩa khác nhau, song cũng có những loại hoa không nên dâng bàn thờ. Hãy cùng tìm hiểu 7 loại được người dân Việt Nam dùng để thờ cúng trên bàn thờ Gia Tiên nhé! 2.1 Hoa cúc vàng – Biểu tượng cho sự may mắn. Có thể nói, hoa cúc vàng là loài hoa phổ biến nhất, được sử dụng rộng rãi nhất để chưng, cúng bàn thờ từ xưa đến nay. Bởi Hoa cúc mang màu vàng tươi sáng mang nhiều ý nghĩa tốt đẹp cũng như thể hiện lòng thành kính biết ơn công đức nuôi dưỡng sinh thành của những thế hệ đi trước. Hoa cúc có rất nhiều màu, mỗi màu mang một ý nghĩa biểu tượng riêng. Tuy nhiên, hoa cúc vàng lại được đặc biệt yêu thích vì thể hiện được tấm lòng hiếu thảo của con cháu dành cho cha mẹ, ông bà, là biểu tượng của sự sống, sự thịnh vượng trường tồn, phúc lộc, là đại diện của sự đoàn viên, hạnh phúc, ấm no, may mắn,… Ngoài ra, hoa cúc còn biểu tượng cho các phẩm chất cao đẹp khác như trung, tín, hiếu, nghĩa. Bởi lẽ, không giống bất kỳ loài hoa nào khác, hoa cúc vàng bất kể là khi nở rộ hay úa tàn thì cánh hoa vẫn không rụng xuống đất, lá vẫn không rời cành. Vì đẹp, vừa thơm, vừa mang ý nghĩa biểu tượng tốt đẹp, hoa cúc vàng xứng đáng là sự lựa chọn hàng đầu trong các loại hoa dùng để cúng bàn thờ, nhất là vào các dịp Lễ Tết, tạo không khí vừa vui vẻ mà vẫn trang nghiêm. Ngoài màu vàng, cúc còn có nhiều màu sắc, chủng loại để cho mọi người có thể dễ dàng lựa chọn. Có thể nói Hiện nay Hoa cúc vàng là loại hoa được các gia đình sử dụng nhiều nhất trên bàn thờ. Bởi nó có màu vàng tươi sáng thanh cao trang nghiêm phù hợp văn hóa tâm linh người Việt. Mặt khác trong phong thủy Hoa Cúc có màu vàng thuộc mệnh hành kim là cung tài lộc vì thế nó giúp gia chủ tặng vượng khí cũng như cầu được nhiều tài lộc may mắn bình an trong cuộc sống. 2.2 Hoa sen – Tượng trưng cho vẻ đẹp thanh cao, tinh khiết Trong văn hóa của các nước phương Đông, đặc biệt là các quốc gia có tín ngưỡng Phật giáo, hoa sen là loài hoa biểu tượng của nhà Phật thể hiện sự thanh khiết, cao quý tối thượng. Có thể thấy, hoa sen xuất hiện ở hầu hết các ngôi chùa, được điêu khắc và được chưng cúng thường xuyên. Không chỉ mang màu sắc nhẹ nhàng, hương thơm nhè nhẹ rất phù hợp với không khí trang nghiêm, hoa sen còn thể hiện sức mạnh, ý chí, niềm tin và nghị lực kiên cường. Tuy lớn lên từ bùn lầy nhưng không vướng mùi tanh khó chịu mà vẫn mang trong mình một hương thơm đặc trưng riêng, dễ chịu. Với ý nghĩa biểu tượng đặc trưng như vậy, hoa sen được...
05/03/2025
Đọc thêm »
Bày biện ban thờ Thần tài như thế nào cho đúng phong thủy để hút tài lộc?
Với những người kinh doanh buôn bán, khi sắp xếp bàn thờ Thần tài cần chú ý cho đúng phong thủy để gia chủ đón được nhiều lộc nhất. Cụ thể, ban thờ Thần tài được đặt hướng thuộc cung Thiên Lộc hoặc Quý Nhân. Chỉ còn ít ngày nữa là tới Tết Nguyên đán vậy nên rất nhiều gia đình đã lau dọn, sửa soạn lễ vật cho bàn thờ Thần tài để cầu xin một năm tài lộc, nhiều may mắn, sự nghiệp hanh thông, mọi việc đều được “thuận buồm xuôi gió”. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết cách bài trí các vật phẩm ra sao cho hợp lý. Với những người kinh doanh buôn bán, khi sắp xếp bàn thờ Thần tài cần chú ý cho đúng phong thủy để gia chủ đón được nhiều lộc nhất. Cụ thể, ban thờ Thần tài được đặt hướng thuộc cung Thiên Lộc hoặc Quý Nhân. Cung Thiên Lộc mang lại may mắn về tiền bạc, tài sản thăng tiến, thịnh vượng. Bên cạnh đó, việc đặt ban thờ theo cung này còn khiến gia chủ làm ăn tấn tới, phát đạt, kinh doanh thuận lợi. Tuy nhiên, cần phải tránh hướng chịu sự ảnh hưởng của các sao xấu: Không vong, Tử, Tuyệt. Cung Quý Nhân: Quý Nhân Thiên Ất là vị thần đứng đầu cát thần, được tương truyền là vô cùng linh thiêng, có thể trấn và chế ngự được mọi chỗ động vì thế, hướng Quý Nhân thường mang lại sự bình an, cát khánh, thuận hòa, may mắn cho gia đạo. Không chỉ thế, sao Quý Nhân còn mang ý nghĩa cứu trợ, giải tai ách nên ban thờ đặt theo hướng này gia chủ sẽ gặp hung hóa cát, gặp nhiều thuận lợi trên con đường công danh, học hành. Thông thường, khi đặt ban thờ Thần tài, trước mặt phải quang đãng, sạch sẽ; sau lưng tựa vào vách tường chắc chắn, kiên cố và không được trổ lỗ, tránh các góc nhọn ở phía sau lưng ban thờ. Ngoài ra, việc đặt ban thờ cần được đặt theo hướng phù hợp với tuổi của gia chủ. Bàn thờ phải luôn hướng ra ngoài cửa chính. Trên ban thờ Thần tài thường được đặt các đồ vật, lễ vật sau: - Ban thờ Thần tài: kích cỡ phù hợp với từng địa điểm, vị trí, trên vách dán một tấm bài vị. - Tượng Thần tài - Thổ địa: thường được làm bằng sứ, đặt hai bên ban thờ. Theo nguyên tắc, vị trí đặt (nhìn từ ngoài vào) sẽ là: tượng Thần tài bên trái, tượng Thổ địa bên phải. - Tượng Phật Di Lặc: là vị thần quản lý và ngăn chặn các vị thần làm những điều sai trái, thường được đặt bên trên ban thờ Thần tài. - Hũ gạo, hũ muối, hũ nước đầy: được đặt ở giữa hai tượng Thần tài - Thổ địa. Đây là những vật tượng trưng cho cuộc sống no đủ, êm ấm và được đặt từ đầu năm cho tới cuối năm mới được đem thay. - Bát nhang: được đặt giữa ban thờ và tuyệt đối không được xê dịch, di chuyển. - Lọ hoa tươi: đặt bên phải ban thờ (không nên sử dụng hoa giả). Các loại hoa thường được sử dụng: hoa hồng, hoa cúc, hoa đồng tiền... và quan trọng không được để hoa, lá bị héo trên ban thờ. - Quả tươi: thường là mâm/đĩa ngũ quả. - 5 chén nước xếp hình chữ thập: tượng trưng cho ngũ hành và ngũ phương phát triển. - 5 củ tỏi: đặt vào trong một chiếc đĩa nhỏ với ý nghĩa xua đuổi ma quỷ. - Bát nước đầy rắc cánh hoa hồng ở trên: mang ý nghĩa giữ cho tiền bạc không bị trôi đi. Thường được đặt trên nền đất ngoài cùng ban thờ. - Tượng Ông Cóc: đặt bên trái ban thờ với ý nghĩa đón sinh khí, tài lộc. Ban ngày quay tượng ra ngoài và tối quay vào trong. Những sai lầm nghiêm trọng khi thờ cúng Thần tài: - Cắm hương chồng chéo nhau Mỗi bát hướng đều nên có cốt là gói Thất Bảo để tài lộc không bị hao hụt, nếu gia chủ cắm hương chồng chéo nhau hay chọc vào gói Thất bảo sẽ khiến Thần tài, Ông Địa không có linh khí. Không chỉ không hút tài lộc, sai lầm này còn khiến gia chủ làm ăn thất bát, nghèo khó cả đời. - Thiếu bài vị gương Trong việc bài trí bàn thờ cầu tài lộc, bình an nếu thiếu bài vị gương, gia tài lộc của gia chủ sẽ hao kém, tiền bạc làm bao nhiêu trôi tuột bấy nhiêu, không tích cóp được đồng nào. - Đặt bàn thờ Thần tài sai cách Không nên đặt gần nhà...
05/03/2025
Đọc thêm »